Trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc, Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp trong thời đại số. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết áp dụng, triển khai Digital Marketing một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên hệ thống kiến thức chưa có dẫn chứng rõ ràng và còn mơ hồ khiến chính các bạn cũng không thể tự triển khai được bản kế hoạch Digital Marketing. Bài viết đưa ra hướng dẫn lập kế hoạch Digital Marketing để có thể hiệu quả và tối ưu giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng cũng như tăng trưởng doanh thu.
Kế hoạch Digital Marketing( hay kế hoạch tiếp thị kĩ thuật số) là tài liệu mà trong đó các mục tiêu truyền thông trên các nền tảng số, các bước để thực hiện cũng đã được vạch ra.
2. Tại sao doanh nghiệp phải lập kế hoạch Digital Marketing?
Có 3 lý do sau
Hiểu rõ khách hàng mục tiêu:
Khi bắt đầu kế hoạch, việc nghiên cứu khách hàng là công việc bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với những đối tượng khách hàng cụ thể bạn sẽ hiểu được hành vi của họ, qua đó truyền tải thông tin đúng và ấn tượng; hiểu rõ hơn nhu cầu khách hàng và chuẩn bị những nội dung phù hợp.
Sử dụng nguồn lực hiệu quả:
Một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ giúp bạn dự kiến được những công việc mình phải làm, những khoản chi, số lượng nhân sự,… Từ đó, bạn sẽ quản lý và sử dụng nguồn lực hữu ích nhất.
Hướng đi rõ ràng, tránh tình trạng mất phương hướng:
Vì bản kế hoạch không chỉ riêng phòng Marketing triển khai, mà là tất cả các phòng ban trong công ty đều phải phối hợp một cách chính xác. Công việc của mỗi phòng ban hay mỗi cá nhân đều có sự quan trọng ngang nhau, vậy nên việc có một bản kế hoạch, các bước rõ ràng thì sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trên con đường chinh phục những mục tiêu truyền thông hay doanh số.
1. Bước 1: Phân tích sản phẩm và thương hiệu
Đây là bước tạo nền tảng của lập kế hoạch, trước khi muốn quảng bá tiếp thị thì trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ, nắm chắc trong tay những thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của mình.
Với thương hiệu có thể sử dụng mô hình SWOT để tìm hiểu và phân tích
Nghiên cứu sản phẩm:
Cũng áp dụng mô hình SWOT để phân tích và hiểu sản phẩm theo cách tổng quan qua 3 tầng:
2. Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng giống y như bạn đang phân tích sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mô hình phân tích SWOT nói trên, hoặc là bộ 16 câu hỏi phân tích sản phẩm để phân tích đối thủ của mình.
Ngoài ra, để quá trình phân tích được diễn ra dễ dàng hơn thì vận dụng những công cụ hỗ trợ là một giải pháp. Có một số công cụ trên các nền tảng có tác dụng hỗ trợ như sau:
Công cụ phân tích Fanpage đối thủ
Công cụ nghiên cứu website đối thủ:
3. Bước 3: Phân tích khách hàng mục tiêu
Mô hình 3W 1H sẽ là ví dụ cho bạn về cách phân tích khách hàng mục tiêu. Mô hình này tập trung vào 3 câu hỏi chính đó chính là: Who, What, Why.
Dùng những từ ngắn ngọn để có thể hình dung, miêu tả đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, càng chi tiết càng mang lại lợi ích.
Hãy liệt kê ra toàn bộ các sở thích chung của nhóm đối tượng vừa mới liệt kê ở phía bên trên, cho dù sở thích đó có liên quan tới sản phẩm/dịch vụ hay không.
Tại bước này, bạn hãy liệt kê ra tất cả những lý do mà khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, và ngược lại.
Ở bước này kế hoạch sẽ được hình thành từ những vấn đề cần được giải quyết.
4. Bước 4: Thiết lập mục tiêu cho kế hoạch.
Điển hình của việc xác định mục tiêu đó chính là mô hình SMART, bạn có thể kiểm chứng kế hoạch của mình có đang đi đúng hướng hay không thông qua mô hình này với các chỉ tiêu như:
5. Bước 5: Xác định và lên kế hoạch chiến lược cụ thể cho các kênh truyền thông
Các hình thức Digital Marketing mà bạn có thể sử dụng trong chiến dịch:
Với mỗi mục tiêu, bạn sẽ có những hình thức Digital Marketing phù hợp để giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn. Nhiệm vụ của bạn sẽ là kết hợp nhuần nhuyễn chúng để thực hiện tối đa mục tiêu của mình.
6. Bước 6: Thiết lập ngân sách
Thiết lập ngân sách là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch Digital Marketing. Bạn phải biết doanh nghiệp có thể chi trả bao nhiêu cho kế hoạch này của mình. Khi có con số cụ thể, bạn sẽ ước tính được mình phân bổ như thế nào cho đúng nhiệm vụ, mục đích của từng kênh truyền thông.
7. Bước 7: Đo lường, đánh giá và tối ưu
Để biết kế hoạch cho thành công hay không, chúng ta phải biết cách đo lường kết quả. Bạn có thể đặt ra các chỉ số KPI cho bản kế hoạch của mình. Việc bạn cần làm chỉ là so sánh các chỉ số KPI với thời gian và bạn đã đặt ra cho từng hạng mục. Đối chiếu xem bạn đã đạt được những chỉ tiêu nào, chỉ tiêu nào còn thiếu sót, tại sao lại thiếu sót và làm cách nào để cải thiện chúng.
Tuy là một cái tên mới xuất hiện 2 năm nhưng Refresh Web đã đồng hành, hợp tác cùng nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn trong lĩnh vực thiết kế website và các dịch vụ Digital Marketing. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến những dịch vụ chất lượng và uy tín nhất dành cho các đối tượng khách hàng của Refresh Web:
Liên hệ ngay HOTLINE 091.604.7700 để nhận báo giá các dịch vụ Digital Marketing từ Refresh Web bạn nhé! Bằng những kinh nghiệm thực tiễn qua các dự án lớn nhỏ khác nhau, cùng với sự uy tín, tận tâm, hiểu biết đa dạng trong lĩnh vực website nói riêng và Digital Marketing nói chung, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp.
Bình luận